Ngày xuất bản: 30-10-2023
Số tạp chí: Số 3-2023

Trần Ngọc Long, Phan Đình Quốc, Phan Xuân Thục, Phan Văn Phúc, Trương Văn Bé

Từ khóa:

Bê tông
co ngót
nhiệt độ
độ ẩm
thời gian
khí hậu.

 

https://doi.org/10.59382/j-ibst.2023.vi.vol3-4

Tóm tắt:

Biến dạng co ngót của bê tông là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hư hỏng kết cấu. Hiện tượng co ngót là kết quả của quá trình thủy hóa xi măng (hydrat hóa), sự bốc hơi nước khi bê tông đông cứng. Nó xảy ra chủ yếu trong giai đoạn khô cứng đầu của bê tông. Hiện tượng co ngót chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các yếu tố môi trường, trực tiếp từ các yếu tố như kích thước cốt liệu, cấu kiện, tỷ lệ nước – xi măng. Việc hiểu rõ quy luật phát triển của các yếu tố môi trường là chìa khóa để dự đoán chính xác độ co ngót của bê tông. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ co ngót của bê tông là gió vùng nhiệt đới. Để nghiên cứu ảnh hưởng của gió vùng nhiệt đới đến độ co ngót của bê tông, nghiên cứu này thiết kế một thí nghiệm về độ co ngót của bê tông tại Nghệ An, Việt Nam. Bên cạnh đó tiến hành phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm của một số tác giả thực hiện trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Kết quả thực nghiệm thu được đã cho thấy biến dạng co ngót trong điều kiện khí hậu nhiệt đới xẩy ra theo đúng quy luật đã có. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu biến dạng co ngót xảy ra với tốc độ nhanh hơn, giá trị độ lớn nhanh đạt giá trị cuối cùng của nó.

Nội dung:

Tài liệu tham khảo:

[1]  Nguyễn Ngọc Bình (2017). Luận án tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu biến dạng co ngót của bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn khí hậu Việt Nam. 

[2]  Trần Ngọc Long (2016). Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm. 

[3]  Sengaloun Keoalounxay (2018). Luận án tiến sĩ: Dự báo biến dạng co ngót của bê tông trong điều kiện khí hậu thủ đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào.

[4]  Nguyễn Bá Thạch 2019. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu thực nghiệm biến dạng co ngót của bê tông trong điều kiện khí hậu chuẩn tại Gia Lai. 

[5]  American Concrete Institute, Prediction of Creep, Shrinkage, and Temperature Effects in Concrete Structures ACI 209R-92 (Reported by ACI Committee 209, 1992).

[6]  Bažant Z. P (2018). Creep and hygrothermal effects in concrete structures./Z.P. Bažant, M. Jirásek: Springer. 

[7]  Comite euro - international du beton (2010), CEB – FIP model code 2010 design code, volume 1, 2 (1st complete draft).

[8]  European Committee for Standardization, Eurocode 2: Design of concrete structures - Part 1: General rules and rules for buildings, Ref. No. prEN 1992-1-1 (November 2002).

[9] Jensen O. M (2001). Autogenous deformation and RH-change in perspective/O.M. Jensen, P.F. Hansen//Cement and Concrete Research. ‒ T. 31. ‒ № 12. ‒ C.1859-1865.

[10] Kumarappa D. B (2018). Autogenous shrinkage of alkali activated slag mortars: Basic mechanisms and mitigation methods/D.B. Kumarappa, S. Peethamparan, M. Ngami//Cement and Concrete Research. ‒ T. 109. ‒ C.1-9.

[11] Mac M. J (2021). Analysis of autogenous shrinkage-induced microcracks in concrete from 3D images / M. Mac, M. Yio, H. Wong, N. Buenfeld//Cement and Concrete Research.  ‒ T. 144. ‒ C.106416.

[12] Williams A (2016). Cracking potential and temperature sensitivity of metakaolin concrete/A. Williams, A. Markandeya, Y. Stetsko, K. Riding, A. Zayed//Construction and Building Materials. ‒ T. 120. ‒ C.172-180.

[13] Государственный стандарт союза сср. GОСТ 24544-81 Методы определения деформаций усадки и ползучести ПЕРЕИЗДАНИЕ (ноябрь 1987 г.) с Изменением N 1, утвержденным вапреле 1985 г.; Пост. N 56 от 24.05.85 (ИУС 8-85).

Bài viết liên quan: