Ngày xuất bản: 02-01-2025
Số tạp chí: Số 4-2024

Lê Tuấn Thắng, Trần Thuỳ Dương

Từ khóa:

gạch đất 
không nung
khối xây
tải trọng nén đúng tâm
sườn gia cường
nghiên cứu thực nghiệm. 

https://doi.org/10.59382/j-ibst.2024.vi.vol4-5

Tóm tắt:

Gạch đất không nung dạng tự chèn (gọi tắt là gạch đất không nung) sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ nhằm giảm khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu, tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, rất phù hợp để xây dựng nhà ở thấp tầng tại các khu vực miền núi. Trong khối xây bằng gạch đất không nung, các viên gạch không được liên kết với nhau bằng vữa xây như phương pháp truyền thống mà ở dạng tự chèn (interlocking). Để tăng cường sự liên kết giữa các viên gạch và tăng khả năng chịu nén của khối xây, các sườn đứng được tạo ra thông qua việc điền đầy các lỗ rỗng hình trụ trong các viên gạch bằng vữa xi măng. Nội dung bài báo này trình bày một nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung. 03 mẫu khối xây có cùng kích thước 300 x 600 mm được chế tạo. Trong đó 1 khối xây (M-0) không có sườn đứng là mẫu đối chứng, 1 khối xây (M-1) có sườn đứng bằng vữa xi măng và 1 khối xây (M-2) có sườn đứng và gia cố thêm cốt thép dọc trong sườn. Các khối xây chịu tác dụng của tải trọng nén đúng tâm đến khi phá hoại. Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy, các sườn đứng có vai trò rõ rệt trong việc tăng khả năng chịu nén của khối xây. Mức độ tăng khả năng chịu lực của mẫu khối xây có sườn M-1, M-2 so với mẫu khối xây đối chứng lần lượt bằng 42,8 và 66,7%. Kết quả này cũng cho thấy rõ đóng góp của cốt thép trong sườn vào khả năng chịu lực của khối xây bằng gạch đất không nung.

Nội dung:

Tài liệu tham khảo:

[1]   Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Xuân Đạt, Phạm Thị Hải Hà (2023). Nghiên cứu giải pháp và công nghệ xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc sử dụng các vật liệu tại chỗ , Báo cáo tổng kết đề tài KHCN Bộ Xây dựng RD 49-22. 

[2]   Kiên, T., Phát, N., Hanh, P., & Sáng, L. (2017). Nghiên cứu chế tạo gạch không nung và vữa từ phế thải công nghiệp phục vụ phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 11(1): 3-10. 

[3]  Tuan, N., Lam, N., & Thang, N. (2018). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến cường độ nén gạch bê tông. Tạp chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 12(2): 80-85. 

[4]   Tuấn, T. V., & Dũng, C. T. (2022). Xác định các thông số kỹ thuật hợp lý bàn rung tạo va chạm bê tông và pallet của máy đúc gạch không nung. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD), ĐHXDHN, 16(1V):116-125.

[5]  Heathcode K. (1991). Compresssive strength of cement stabilised pressed earth blocks, Building Research & Information, 19(2) :101-105. https://doi.org/10.1080/09613219108727106

[6]   Bahar R., Benazzoug M. , Kenai S. (2004). Performance of compacted cement-stabilised soil, Cement and Concrete Composites, 26(7): 811-20. 

[7]   Morel J.C., Pkla A., Walker P. (2007). Compressive strength testing of compressed earth blocks, Construction and Building Materials, 21(2):303-9,

[8]   Oti J., Kinuthia J., Bai J.J. (2009). Engineering properties of unfired clay masonry bricks, Engineering Geology;107(3-4):130-139, https://doi.org/10.1016/j.enggeo.2009.05.002

[9]   Walker P.J. (1995). Strength, durability and shrinkage characteristics of cement stabilised soil blocks. Cement and Concrete Composites;17(4):301-10.

[10] Saidi M., Cherif A.S., Zeghmati B., Sediki E. (2018). Stabilization effects on the thermal conductivity and sorption behavior of earth bricks. Construction and Building Materials, 167 : 566-577. 

[11] Malkanthi S. N,, Balthazaar N., Perera A.A.D.A.J (2020). Lime stablilization for compressed stabilized earth blocks with reduced clay and silt, Case Study in Construction Materials,  12, e00326.  https://doi.org/10.1016/j.cscm.2019.e00326

[12]  Bales C., Donahue C., Fischer M., Mellbom A., Pearson T. (2009). Interlocking compressed earth blocks: from soils to structures, Senior Project, Department of Civil Engineering, California Polytechnic University of San Luis, Obispo.

[13]  Ahmad Z.., Othman S., Yunus B., Mohamed A. (2011). Behaviour of masonry wall constructed using interlocking soil cement bricks, World Academy of Science, Engineering and Technology, International Journal of Civil and Environmental Engineering 5(12) : 804 -810.

[14]  Panuwat J., Qudeer H. (2018). Experimental study on axial and diagonal compresse behavior of brick masonry walls, Kasem Bundit Engineering Journal (KBEJ), 8(2). 

[15]  Laursen P., Herskedal N., Jansen D., Qu B. (2015). Out-of-plane structural response of interlocking compressed earth block wall, Materials and Structures, 48 : 321-336. 

https://doi.org/10.1016/j.cscm.2019.e00326

[16]  BS EN 1052-1:1999 (1999). Methods of test for masonry - Determination of compressive strength. British Standard.

[17]  Phu, N., Chuong, V., Hung, D., & Duan, N. (2018). Ứng dụng điểm ảnh xác định chuyển vị của kết cấu trong quá trình thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 12(2), 24-30. https://doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(2)-04

[18]  Quang, N. V., Hiếu N. T., Lành L. P., & Hiền N. T. T. (2021). Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng phương pháp tương quan điểm ảnh (DIC) trong đo đạc chuyển vị của dầm bê tông cốt thép làm việc chịu uốn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 15(5V), 157-168. https://doi.org/10.31814/stce.huce(nuce)2021-15(5V)-13

Bài viết liên quan: