Ngày xuất bản: 26-11-2022
Số tạp chí: Số 3-2022

Phạm Ngọc Hiếu, Nguyễn Lệ Thủy

Từ khóa:

Khả năng chịu uốn
thép tạo hình nguội
tiết diện hộp chữ nhật
Phương pháp Cường độ liên tục

Tóm tắt:

Các tiêu chuẩn thiết kế thép tạo hình nguội hiện hành được đưa ra căn cứ vào sự làm việc dẻo lý tưởng của vật liệu, nhưng thực tế ứng xử của vật liệu phức tạp hơn với ảnh hưởng của sự cứng nguội do quá trình tạo hình nguội gây ra. Cứng nguội là hiện tượng tăng cường độ thép qua giới hạn chảy dẻo do bị biến dạng dẻo trong quá trình gia công nguội. Điều này dẫn đến dự đoán khả năng chịu lực thiên về an toàn quá mức của các tiêu chuẩn hiện hành so với cường độ chịu lực thực tế của tiết diện thép tạo hình nguội. Nội dung bài báo sẽ trình bày phương pháp thiết kế là Phương pháp cường độ liên tục có xem xét đến sự cứng nguội này trong thiết kế tiết diện thép tạo hình nguội khi chịu uốn. Trên cơ sở này, các ví dụ tính toán được đưa ra cho tiết diện hộp chữ nhật chịu uốn và tiến hành các khảo sát với sự thay đổi giới hạn bền của vật liệu trên cơ sở so sánh với kết quả cường độ được thiết kế theo tiêu chuẩn thép tạo hình nguội Châu Âu.

Nội dung:

Tài liệu tham khảo:

 [1]    G.J. Hancook, T.M. Murray and D S. Ellifritt (2001), Cold-formed Steel Structures to the AISI Specification. The United States of America.

[2]     W.W. Yu, R.A. Laboube and H. Chen (2020), Cold-formed Steel Design. 111 River Street, Hoboken, NJ 07030, USA: John Wiley and Sons.

[3]     Phạm Ngọc Hiếu (2020), Áp dụng phương pháp Cường độ trực tiếp (DSM) trong tính toán & khảo sát khả năng chịu nén, uốn của cấu kiện thép tạo hình nguội theo Tiêu chuẩn AS/NZS 4600-2018. Đề tài cấp trường, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Việt Nam.

[4]     L. Gardner (2008), The Continuous Strength Method. Structures & Buildings Journal, vol. 161, p. 6.

[5]     L. Gardner (2007), The Continuous Strength Method. in Recent Developments in Structural Engineering, Mechanics and Computation. In: The 3rd International Conference on Structural Engineering, Mechanics and Computation.

[6]     L. Gardner, F. Wang and A. Liew (2011), Influence of Strain Hardening on the Behavior and Design of Steel Structures. International Journal of Structural Stability and Dynamics, vol. 11, no. 05, pp. 855–875.

[7]     M.N. Su, B. Young and L. Gardner (2014), Deformation-based design of aluminium alloy beams. Engineering Structures, vol. 80, pp. 339–349.

[8]     M.N. Su, B. Young and L. Gardner (2014), Testing & design of Aluminum Alloy Cross Sections in Compression. Journal of Structural Engineering, vol. 11.

[9]     Phạm Ngọc Hưng (2017), Phương pháp Cường độ liên tục trong thiết kế cấu kiện thép tạo hình nguội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

[10]   Phạm Ngọc Hưng, Vũ Quốc Anh, Phạm Ngọc Hiếu (2017), Xác định khả năng chịu nén của tiết diện thép tạo hình nguội bằng phương pháp cường độ liên tục (CSM). Tạp chí Xây dựng Việt Nam, vol. 4, pp. 91–95.

[11]   Phạm Ngọc Hưng, Vũ Quốc Anh, Phạm Ngọc Hiếu (2017), Áp dụng phương pháp Cường độ liên tục (CSM) trong tính toán khả năng chịu uốn của tiết diện thép tạo hình nguội, Tạp chí Xây dựng Việt Nam – Bộ Xây dựng, vol.5, tr. 76-80.

[12]   European Committee for Standardization, Eurocode 3 (2004): Design of Steel Structure, Part 1-3: General rules Supplementary for Cold-formed Members and Sheeting

 [13]  V.V. Nguyen, G.J. Hancock and C.H. Pham (2015), Development of the Thin-Wall-2 for Buckling Analysis of Thin-Walled Sections Under Generalised Loading, in Proceeding of 8th International Conference on Advances in Steel Structures.

[14]   JF Engineering Product LLP (2021), Cold-formed EN10219 S355J0H Rectangular hollow section.

Bài viết liên quan: