Ngày xuất bản: 01-07-2023Số tạp chí: Số 2-2023
Nguyễn Quang Phú
xi măng Magiê oxyt xỉ lò cao hoạt tính tro bay đất bùn cứng hóa
 
https://doi.org/10.59382/j-ibst.2023.vi.vol2-4
Sử dụng hỗn hợp xi măng kết hợp với các phụ gia gồm (tro bay, xỉ lò cao và magiê oxyt) để cứng hóa đất bùn nạo vét làm vật liệu thay thế cát là cần thiết tại những vùng xây dựng khan hiếm về nguồn cát tự nhiên. Trong nghiên cứu sử dụng các hỗn hợp gồm (xi măng + tro bay + xỉ lò cao + magiê oxyt) để cứng hóa đất bùn ở các vùng nước lợ và nước mặn tại tỉnh Cà Mau thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi cứng hóa bùn nạo vét với hàm lượng 6% xi măng kết hợp với hỗn hợp xỉ lò cao, tro bay và MgO, thì độ sệt, góc ma sát trong, lực dính và cường độ nén của hỗn hợp bùn cứng hóa được cải thiện. Tỷ lệ hàm lượng MgO càng cao thì độ sệt càng giảm; góc ma sát trong, lực dính và cường độ nén của bùn cứng hóa càng lớn. Tuy nhiên, để cân đối với yêu cầu thiết kế đất bùn sau cứng hóa đề ra thì nhận thấy: Với tỷ lệ 4% tro bay, 2% xỉ lò cao và 0,5% MgO đã đáp ứng yêu cầu thiết kế, chất lượng của hỗn hợp bùn sau cứng hóa đạt yêu cầu theo TCVN 8217:2009, tương đương với đất trạng thái dẻo cứng (0.25 < IL< 0.5 thì Ctc = 32÷57 kPa và j = 11 ÷ 18°). Với chất lượng đất bùn cứng hóa như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu thay thế cát cho vật liệu đắp bờ bao, đê bao và các công việc khác tại Cà Mau nói riêng, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung
[1] TCVN 6260:2009. Xi măng Pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.
[2] TCVN10302:2014. Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
[3] TCVN 11586:2016. Xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông và vữa.
[4] TCVN 7709:2007. Vật liệu chịu lửa - vữa manhêdi.
[5] USACE, US (2000), Soil engineering and stabilization, US Army Corps of Engineers Waterways Experiment Station, United States.
[6] Hossain A.S. (2017). Improvement of Dredged Sediments.
[7] Makusa G.P. (2013), Stabilization-Solidification of High Water Content Dredged Sediments, Luleå University of Technologycd.
[8] Åhnberg H. (2006), Strength of stabilised soils - A laboratory study on clays and organic soils stabilised with different types of binderc.
[9] Liu Z., Cai C.S., Liu F. and et al., (2016). Feasibility Study of Loess Stabilization with Fly Ash–Based Geopolymer. Journal of Materials in Civil Engineering, 28(5), 4016003.
[10] Yi Y., Li C., Liu S. and et al., (2010). Alkali-Activated Ground-Granulated Blast Furnace Slaggb for Stabilization of Marine Soft Clay. Journal of Materail in Civil Engineering, 11(4), 246-250.
[11] Nguyễn Quang Phú (2022). Nghiên cứu cứng hóa đất bùn nạo vét bằng xi măng và phụ gia khoáng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 3/2022.
[12] Viện Thủy công - Viện KHTL VN (2022). "Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát”, Mã số ĐTĐL.CN-33/19-22.
[13] D. N. Little and N. Syam (2006), “Introduction to Soil Stabilization, Understanding the Basics of Soil Stabilization : An Overview of Materials and Techniques,” Caterpillar, vol. 7, no. January, pp. 1-16.
[14] D. Wang, N. E. Abriak, and R. Zentar (2013), “Strength and deformation properties of Dunkirk marine sediments solidified with cement, lime and fly ash,” Eng. Geol., vol. 166, pp. 90-99.
[15] F. Al-Ajmi, H. Abdalla, M. Abdelghaffar, and J. Almatawah (2016), “Strength Behavior of Mud Brick in Building Construction,” Open J. Civ. Eng., vol. 6, no. 3, p. 482.
Nguyễn Trường Thắng, Nguyễn Tuấn Trung, Đặng Việt Hưng
Ngô Trọng Hữu
Vũ Đình Thơ, Phạm Tuấn Anh
Giáp Văn Lợi, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Tương Lai
Nguyễn Ngọc Thắng, Thịnh Văn Thanh
Võ Mạnh Tùng, Phùng Quốc Đinh