Ngày xuất bản: 30-09-2017
Số tạp chí: Số 3-2017
TS. Nguyễn Văn Nghị, TS. Nguyễn Ngọc Bá
Bài báo giới thiệu việc tính toán độ mở rộng vết nứt thẳng góc của cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn theo TCVN 5574-2012[1] và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330-2012[2]. Kết quả tính toán so sánh độ mở rộng vết nứt thẳng góc giữa 2 tiêu chuẩn cho cấu kiện dầm, sàn chỉ ra rằng giá trị mô men hình thành vết nứt của SP 63.13330-2012 nhỏ hơn so với TCVN 5574-2012, tức vết nứt hình thành sớm hơn khi tính toán bằng tiêu chuẩn Nga và bề rộng vết nứt của dầm, sàn tính với tiêu chuẩn SP 63.13330-2012 là lớn hơn so với TCVN 5574-2012. Bài báo cũng chỉ ra yêu cầu hiện hành về bề rộng vết nứt đối với kết cấu BTCT trong môi trường vùng ven biển của tiêu chuẩn Việt Nam khắt khe hơn so với tiêu chuẩn một số nước và nó tác động lớn tới hàm lượng thép trong kết cấu BTCT vùng ven biển.
[1] TCVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, Tiêu Chuẩn Quốc Gia.
[2] SP 63.13330.2012 Concrete and Reinforced Concrete Structures General, Russian Federation Ministry Of Regional Development, 2012.
[3] TCVN 9346-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển, Tiêu Chuẩn Quốc Gia.
[4] N. Đ. Cống, "Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép theo TCXDVN 356-2005," NXB Xây Dựng, 2008.
[5] Tập san KHCN, "Hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo TCXDVN 356:2005," Hà Nội, Nhà xuất bản xây dựng, 2009.
[6] Eurocode 2: Design of Concrete Structures - Part 1-1: General Rules and Rules for Buildings, EUROPEAN STANDARD.
TS. Đỗ Tiến Thịnh, PGS.TS. Kusunoki Koichi, GS.Tasai Akira
TS. Chu Thị Bình
TS. Lê Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Công Nghị, ThS. Tạ Đức Tuấn
TS. Đặng Vũ Hiệp
TS. Phạm Phú Tình
TS. Hoàng Minh Đức, KS. Nguyễn Kim Thịnh
ThS. Nguyễn Sơn Lâm