Ngày xuất bản: 02-04-2024Số tạp chí: Số 1-2024
Đỗ Trọng Quốc
Sụt lún phương pháp đo ảnh điện đa cực karst
https://doi.org/10.59382/j-ibst.2024.vi.vol1-9
Tai biến sụt lún thường xuyên xảy ra ở Việt Nam không chỉ ở khu vực miền núi mà cả khu vực đồng bằng và trong các khu dân cư đông đúc. Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Thanh Hóa đã từng ghi nhận các vụ sụt lún đất xảy ra trong quá khứ. Trên có sở các kết quả đo địa vật lý bằng phương pháp ảnh điện đa cực đã xác định được: 1) Khu vực nghiên cứu nằm trên nền địa hình karst với hệ thống các hang ngầm lớn và dày đặc; 2) Nền địa chất khu vực nghiên cứu gồm 04 lớp tương ứng với các giá trị điện trở suất khác nhau gồm lớp phủ bở rời (r = 5 ¸ 39 Wm), lớp phong hóa mạnh (r = 40 ¸ 150 Wm), lớp ít phong hóa (r = 151¸ 214 Wm) và lớp đá tươi (r> 214 Wm); 3) Có 03 dạng hang karst tại khu vực nghiên cứu gồm: các hang hở dạng hàm ếch bị lấp nhét bởi vật liệu trầm tích ở bên trên và chứa nhiều nước với độ sâu trung bình từ 7 ¸ 15m; các hang kín không chứa nước được bao quanh bởi đá gốc bị phong hóa mạnh; các hang kín chứa nước hoặc vật liệu bở rời ngậm nhiều nước có khả năng gây ra sụt lún cao.
Tạ Đức Tuân, Lê Anh Tuấn
Lê Thị Hà
Phạm Đình Hải, Phùng Văn Bằng, Nguyễn Đình Hòa
Ngô Ngọc Thủy
Nguyễn Hải Quang, Lê Dũng Bảo Trung, Vũ Quốc Anh
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hùng Minh, Lưu Văn Nam, Nguyễn Thanh Hằng
Tăng Văn Lâm, Võ Đình Trọng, Hồ Anh Cương
Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Quang Sĩ , Lê Đăng Dũng