Ngày xuất bản: 30-06-2018
Số tạp chí: Số 1, 2 -2018

Phạm Ngọc Ánh, Dương Thị Toan

Từ khóa:

Tóm tắt:

Đối với các bãi rác thải được xây dựng không đảm bảo thiết kế hợp vệ sinh, việc ô nhiễm đất và nước xung quanh bãi rác thải là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các bãi rác không hợp vệ sinh còn tồn tại rất nhiều đặc biệt là các khu vực nông thôn. Nghiên cứu này nghiên cứu khả năng ngăn chặn chất ô nhiễm bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ được đầm đảm bảo độ chặt và tính thấm đạt tiêu chuẩn cho lớp đáy. Kết quả từ mô hình thí nghiệm và mô hình lan truyền bằng Geoslope đều cho thấy tầm quan trọng của lớp đáy bãi rác, với độ chặt lớn, hệ số thấm nhỏ có khả năng kìm hãm và ngăn chặn được các chất ô nhiễm. Đối với bãi rác GT04 với đất nền có thành phần độ hạt là 2% cát; 98% là hạt mịn (trong đó 58% là bột; 40% là sét) thì cần xử lý đầm chặt đạt 98% độ chặt tiêu chuẩn trở lên mới đảm bảo tiêu chuẩn mức độ lan truyền chất ô nhiễm so với quy chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải.

Nội dung:

Tài liệu tham khảo:

  1. Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Giao Thủy (2012), Báo cáo Thực trạng môi trường và công tác quản lý sau một năm thực hiện Đề án của UBND huyện về xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2015, Nam Định.
  2. Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Giao Thủy (2012), Báo cáo Tình hình quản lý chất thải rắn tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Giao Thủy, Nam Định.
  3. Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Giao Thủy (2012), Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Giao Thủy, Nam Định.
  4. Công ty Tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2001), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng, Hà Nội.
  5. Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế (2015), QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
  6. Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế (2009), QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 
  7. Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế (2011), QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
  8. Phạm Quang Hưng (2011), “Tính toán lan truyền của chất ô nhiễm trong đất với điều kiện Việt Nam”, Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, số 9/5-2011, Hà Nội.
  9. Phan Thành Bắc (2012), Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm dưới tác động của các yếu tố động lực tại vịnh cam ranh bằng mô hình số, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. 
  10. Phạm Ngọc Dũng, Bùi Tá Long (2008), Tính toán mô phỏng lan truyền chất sử dụng phần mềm ANSYS, Hà Nội.
  11. Nguyễn Thùy Dương (2012), Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông-lâm nghiệp và du lịch, luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
  12. Lê Đức (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  13. Cao Thu Trang và nnk (2014), Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên-Huế bằng mô hình Delft-3D, Huế.
  14. Ngô Thị Ngọc Tuyền (2014), Ứng dụng mô hình Mike 11 đánh giá chất lượng nước trên lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh.
  15. R.T.K. Ariyawansha và nnk (2010), “Open Dump Simulation for Estimation of Pollution Levels in Wet Tropical Climates”, Sri Lanka.
  16. Ernest Hodgson, Patricia E, Levi (2000), Modern Toxicology, 2nd Edition, McGraw Hill.

Bài viết liên quan: